Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản và chi tiết.

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : MS.Thùy - để tư vấn môi trường miễn phí .


CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email:  dangthuymt@gmail.com


Nghị định 35/2014 hướng dẫn lập và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường 



1. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường

 - Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), quyết định phê duyệt ĐTM bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:

a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết:  đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt;

b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản:  đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký”.



2. Mô tả công việc lập đề án bảo vệ môi trường

 Mô tả tình trạng, khảo sát tòan bộ họat động của tòan công ty.
-  Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án lập đề án bảo vệ môi trường;
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
- Gởi hồ sơ hội đồng Thẩm định và Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường. (Phòng tài nguyên môi trường hoặc sở tài nguyên môi trường)

3. Thời gian lập đề án bảo vệ môi trường

- Thời gian thẩm định đề án bảo vệ môi trường: tối đa là 45 ngày đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết và 15 ngày đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

4. Đơn vị tư vấn thực hiện đề án bảo vệ môi trường:

 CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email:  dangthuymt@gmail.com


Hướng dẫn làm cam kết bảo vệ môi trường

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : MS.Thùy - để tư vấn môi trường miễn phí .

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email:  dangthuymt@gmail.com 

Hướng dẫn làm cam kết bảo vệ môi trường .


1. Khái niệm về lập cam kết bảo vệ môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.


2. Tại sao phải lập cam kết bảo vệ môi trường

Lập cam kết bảo vệ môi trường là để yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện những gì mình cam kết trên Bản cam kết bảo vệ môi trường, nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người trong các giai đoạn thiết kê, thực hiện và vận hành của dự án.

3. Đối tượng thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường

Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Tức là:
- Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
Ngoài ra các Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4 điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

4. Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường

Lập CKBVMT phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.


CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email:  dangthuymt@gmail.com

Hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ :MS.Thùy - để tư vấn môi trường miễn phí .

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com  

   

I. LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ.



1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ? Hướng dẫn cách làm Báo cáo giám sát môi trường định kỳ như thế nào cho đúng .


I/Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của  Luật  Bảo  vệ  môi  trường; căn cứ Nghị  định  số  21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; căn cứ Thông tư số 08/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như sau:

1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).


2. Nội dung chương trình báo cáo môi trường :


- Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

- Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.

- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) - nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.


- Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3. Báo cáo giám sát môi trường: kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông qua Báo cáo giám sát môi trường.

- Nội dung của Báo cáo giám sát môi trường: theo mẫu đính kèm.

- Nơi gửi Báo cáo giám sát môi trường: Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

Sở Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Sở và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở không thực hiện đầy đủ và đúng quy định chương trình giám sát môi trường theo Khoản 4, Điều 27 và Khoản 1 và 2, Điều 29, Nghị định số
81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ.

Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn thành phố để biết và thực hiện.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là loại văn bản mà các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Nội dung chính của báo cáo này bao gồm:
• Các nguồn gây tác động môi trường ;
• Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường;
• Kết luận và kiến nghị.

2. Vì sao phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ


Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.

3. Đối tượng cần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ


Các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).








4. Mô tả công việc lập báo cáo môi trường :


- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
- Các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng.
- Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng (Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện).

5. Các bước thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường


5.1. Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án
...................
5.2 Đánh giá thực trạng diễn biến nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

5.3 Xây dựng các biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
Mô tả khát quát công nghệ giảm thiểu và xử lý, đánh giá hiệu quả giảm thiểu và xử lý đang áp dụng ..........................
5.4 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kì các thông số môi trường
.....................
5 Kết luận và kiến nghị
......

Hướng dẫn làm báo cáo giám sát định kỳ - Làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ - Cam kết bảo vệ môi trường  Với giá rẻ nhất so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường .



            CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.

Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email:  dangthuymt@gmail.com

Hướng dẫn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : MS.Thùy - để tư vấn môi trường miễn phí .

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại


I. Trình tự thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại :


- Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp (hoặc điều chỉnh) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải nộp 02 bộ hồ sơ tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ và nhận hồ sơ.

- Phòng Quản lý chất thải rắn của Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả để thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền.

- Cán bộ thụ lý kiểm tra tính đúng, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu chưa đúng và không hợp lệ (Trong quá trình xem xét cấp phép, cơ quan cấp phép có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký chủ nguồn thải).

- Tổ chức/cá nhân đăng ký (hoặc điều chỉnh) chủ nguồn thải chất thải nguy hại bổ sung hồ sơ và nộp lại Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với những đơn vị có công trình tự xử lý CTNH, chuyên viên thụ lý đề xuất danh sách đoàm kiểm tra và tổ chức kiểm tra tại cơ sở.

- Chuyển viên thụ lý dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

- Phòng Quản lý chất thải rắn chuyển bộ hồ sơ và Sổ đăng ký dự thảo cho Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả trình Lãnh đạo sở phê duyệt.

- Ban hành Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (theo mẫu qui định tại phụ lục 1B) mà mã số quả lý chất thải nguy hại.

- Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả chịu trách nhiệm trao bộ hồ sơ và Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho tổ chức cá nhân được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 

II. Cách thức thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trực tiếp tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả  của Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa chỉ số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh. 

III. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu tại phụ lục 1A, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.

+  Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

+  Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại * phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải đăng ký là CTNH).

+  Bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH).

+  Bản giải trình các điểm sửa đổi, bổ sung (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký).

+ Bản gốc Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký).
Số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại lập 02 (hai) bộ hồ sơ. 
Lưu ý:

- Hồ sơ phải đảm bảo tính pháp lý:

+ Đối vởi tổ chức: do người đại diện theo pháp luật của công ty ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác phải có giấy ủy quyền hợp lệ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức/cá nhân.

+ Đối với cá nhân: phải có xác nhận chữ ký tại cấp có thẩm quyền hợp lệ.

+ Đóng dấu giáp lai toàn bộ hồ sơ, các giấy tờ kèm theo đóng dấu treo của đơn vị hoặc ký xác nhận của cá nhân chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.   

- Hồ sơ đóng thành quyển có danh mục kèm theo.

IV. Thời hạn giải quyết đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


- Xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có (10 ngày).

- Thẩm định và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (14 ngày). Trong quá trình thẩm định hồ sơ đối với các chủ nguồn thải có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tại cơ sở. 

* Lưu ý: thời hạn giải quyết không tính thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. 


V. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại: 


Tổ chức, các nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại.


VI. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.


VII. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.


VIII. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:


- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. Ngày có hiệu lực: 01/7/2006.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một só điều của Luật Bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực: 21/3/2008.

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường. Ngày có hiệu lực 5/6/2011.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về quản lý chất thải nguy hại. Ngày có hiệu lực: 01/6/2011.

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường Cam kết bảo vệ môi trường. Hiệu lực thi hành: ngày 02/9/2011. 

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Thủ tục xin cấp phép khai thác nước ngầm

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : Ms.Thùy - để tư vấn môi trường miễn phí .

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com

Tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn nước, sụt lún đất. Do đó, việc khai thác nước ngầm đang được sự quản lý và xem xét rất chặt chẽ bởi các ban ngành chức năng. Để đăng ký khai thác nước ngầm, các cơ sở và doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ:




1. Đối tượng lập đề án thăm dò khai thác nước ngầm:


- Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký khai thác nước ngầm.

- Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.

Định kì 6 tháng/ lần các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng, có công trình sử dụng nước ngầm  phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.

Hình ảnh công việc khai thác nước ngầm.







2. Mô tả công việc khai thác nước ngầm:


-    Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất.

-    Xác định thông số về các đặc điểm địa chất thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất.

-    Thu mẫu nước giếng và phân tích tại phòng thí nghiệm.

-    Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác.

-    Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.

-    Tính toán dự báo mực nước hạ thấp.

-    Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.

-    Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.

-    Lập đề án và trình nộp Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.




3. Căn cứ pháp lý việc khai thác nước ngầm:


Căn cứ pháp lý để giải quyết Thủ tục xin cấp phép khai thác nước ngầm

- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/5/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

CÔNG TY DỊCH VỤ MôI TRƯỜNG NHKB.
Văn Phòng : 57b quốc Lộ 22 – Đông lân – Bà Điểm – Hóc môn.
Điện Thoại: 0938 752 876
Email: dangthuymt@gmail.com




Xử lý nước thải nhà máy mì ăn liền

Xử lý nước thải sản xuất nhà máy mì ăn liền

Mì ăn liền hiện nay là một mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất rộng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này càng mạnh sẽ kéo theo nhu cầu xử lý nước thải càng cao. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải với giá thành hợp lí, diện tích lắp đặt nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.

Đặc trưng nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền


Nguồn thải này có đặc trưng là có lượng dầu mỡ cao, nhiều chất hữu cơ, nhiều chất rắn lơ lửng… Chất hữu cơ quá nhiều có thể gây suy giảm nồng độ oxy hòa tan, lượng dầu mỡ sẽ gây cản trở sự trao đổi giữa khí và nước, chất rắn lơ lửng làm giảm mỹ quan, gây hiện tượng lắng đọng, tạo điều kiện phân hủy kị khí xảy ra, gây mùi hôi… Các hiện tượng trên sẽ gây ảnh hưởng tới các loài thủy sinh, chất lượng sống của con người, các loài động vật, và nhiều tác động khác ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nồng độ ô nhiễm của nước thải nhà máy sản xuất mì ăn liền (số liệu tham khảo ở nhà máy sản xuất mì Gasaco)


Tí số BOD5/COD ≈ 0.6 nên phù hợp với quá trình xử lý sinh học.

Quy trình xử lý nước thải có thể trải qua các bước sau đây.


Đầu tiên nước thải sẽ qua cụm xử lý sơ bộ, gồm các công trình xử lý cơ học như: song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu, bể điều hòa và bể lắng 1. Chức năng các công trình này là bước chuẩn bị, tạo điều kiện thích hợp cho các công trình phía sau làm việc thuận lợi. Song chắn rác được đặt đầu hệ thống xử lý để loại bỏ các tạp chất thô kích thước lớn dễ gây tắc nghẽn đường ống và gây hư hỏng các loại máy bơm, ví dụ như: bao bì, giấy…

Sau đó nước thải dẫn qua bể lắng cắt và bể vớt dầu, có thể kết hợp cả 2 bể này trong 1 công trình bằng cách sử dụng bể lắng ống vách nghiêng. Trong bể này, cát được tách riêng ra khỏi nước thải và vận chuyển đến sân phơi cát; còn dầu sẽ được vớt ra theo chu kì. Như vậy sẽ giảm được diện tích lắp đặt cũng như chi phí xây dựng.

Ngoài ra có thể loại bỏ dầu mỡ bằng các phương pháp hóa lý. Áp dụng quá trình tuyển nổi, sục khí vào bể, dầu sẽ bám trên bề mặt bọt khí, nổi lên trên mặt nước, và dễ dàng được loại bỏ khỏi nước thải. Nước thải tiếp tục đi đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ. Kích thước bể điều hòa sẽ được tính toán thiết kế theo lưu lượng giờ lớn nhất.

Mục đích của bể điều hòa là để tránh cho các công trình xử lý phía sau tránh bị quá tải, không để cho sự dao động của lưu lượng ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Sau khi qua bể điều hòa nước thải được dẫn đến bể lắng 1 để giảm bớt lượng chất hữu cơ, xử lý SS và một phần BOD.

Sau khi được xử lý bởi các quá trình cơ học, nước thải được xử lý ở những bậc cao hơn. Nếu lượng BOD và COD không quá cao thì không cần áp dụng quá trình xử lý sinh học kị khí, chỉ cần quá trình xử lí sinh học hiếu khí. Khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học cần lưu ý pH ở mức trung tính và cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các vi sinh vật ở trong nước thải. Nhu cầu dinh dưỡng của công trình hiếu khí tích cực dựa trên tỉ lệ BOD5:N:P = 100:5:1.

Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng cần phải bổ sung thêm vào, nito được bổ sung dưới dạng muối amon, ure…photpho được bổ sung dưới dạng muối phosphate, supephosphate… Nếu áp dụng quá trình xử lý hiếu khí thì nước thải được sẽ dẫn đến bể aerotank. Tại đây chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi những vi sinh vật hiếu khí, chuyển thành sinh khối của vi sinh vật. Trong suốt quá trình vận hành cần đảm bảo cung cấp oxi liên tục. Nồng độ DO cần duy trì ở mức 1,5 đến 2 mg/l. Sinh khối của vi sinh vật kết hợp với cặn rắn lơ lửng sẽ tạo thành bông bùn hoạt tính. Nếu vận hành đúng, bông bùn hoạt tính sẽ có màu vàng nâu, có khả năng lắng tốt (SVI = 50 - 150 ml/g), và bùn sẽ được loại bỏ bằng bể lắng 2.

Một phần bùn sinh ra sẽ được tuần hoàn lại để duy trì nồng độ bùn hoạt tính. Bùn dư ở bể lắng 1 và 2 được vận chuyển đến khâu xử lý bùn bao gồm một số bước như: tách nước, tạo điều kiện bùn, ép bùn... Nếu như yêu cầu nước thải đầu ra cao hơn cần phải qua khâu lọc và khử trùng, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Và nước thải xả ra nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm: + Thời gian xử lý nhanh.
+ Hiệu quả xử lý cao.
Nhược điểm: + Lượng bùn thải ra nhiều.
+ Tốn chi phí năng lượng cho quá trình cấp khí trong bể aerotank.

Công ty môi trường NHKB nhận tư vấn và Xử lý nước thải mì ăn liền

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Siêu trăng rọi sáng khắp thế giới


 Siêu trăng ở cầu Tháp London, bắc qua sông Thames, Anh. Khi siêu trăng diễn ra, Mặt Trăng trông sẽ sáng và to hơn bình thường, nhất là khi nó mọc ở chân trời phía đông sau khi Mặt Trời lặn. Ảnh: Reuters
 Trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí gần trái đất trên quỹ đạo, với khoảng cách 356.989 km. Trong hình là siêu trăng bên trên khu thương mại Cuatro Torres ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
 Mặt Trăng to, tròn và sáng khi xuất hiện từ phía sau một một nhà thờ ở Mdin, thành phố cổ ở Malta. Ảnh: Reuters
 Tại Washington, Mỹ. Ảnh: BBC
 Siêu trăng lơ lửng trên trên các tòa nhà ở Hong Kong. Ảnh: AP
 Đây là siêu trăng lần thứ 4 xuất hiện trong năm nay. Theo tính toán của các nhà khoa học, siêu trăng lần thứ 5 sẽ được quan sát vào ngày 9/9 tới. Trong ảnh là siêu trăng ở Winchester, Anh. Ảnh: BBC
 Siêu trăng khi nhìn qua đôi sừng của một bức tượng bò tót ở Puerto de Santa Maria, Tây Ban Nha. Ảnh: AP
 Mặt Trăng ở thị trấn Markopoulo, gần Athens, Hy Lạp, một ngày trước khi xuất hiện siêu trăng. Ảnh: AP
 Khi siêu trăng diễn ra, Mặt Trăng sẽ sáng hơn tới 30% và gần Trái Đất hơn khoảng 14% so với trăng tròn thông thường. Trong ảnh là siêu trăng ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, vào đúng đêm rằm tháng 7 hôm qua. Ảnh: AP
 Siêu trăng ở Munich, Đức. Ảnh: AP
 Trăng to tròn và sáng xuất hiện từ sườn đồi Wellington, New Zealand. Ảnh: AP
Mặt Trăng như một khối sáng lớn mờ ảo được quan sát ở Áo. Theo các nhà nghiên cứu, khi mặt trăng di chuyển sát đường chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến người quan sát cảm thấy nó lớn hơn so với kích thước thật. Ảnh: AP
Thùy Linh(Vnexpress)